1. Chánh kiến: Là sự nhìn thấy đúng đắn về bản chất của tất cả các sự vật hiện tượng đang hiện hữu như chính nó đang là.
2. Chánh tư duy: Sự nhìn thấy đúng đắn từ Chánh kiến đưa người Phật tử đến với sự suy nghĩ đúng.
Từ sự nhìn thấy đúng và suy nghĩ đúng sẽ dẫn đến sự hiểu biết đúng, từ sự hiểu biết đúng sẽ giúp cho người Phật tử có cuộc sống đúng. Theo lời Phật dạy thì để có một đời sống đúng đắn và tốt đẹp cho mình, cộng đồng và xã hội, người phật tử cần phải có:
3. Chánh ngữ: tức là lời nói chân thật và ái ngữ có lợi cho mình và tất cả mọi người, không gây chia rẽ và đau khổ cho nhau.
4. Chánh nghiệp: là nghề nghiệp, việc làm của mỗi người phải lương thiện, đúng lẽ phải, không phạm pháp, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm.
5. Chánh mạng: vì lòng từ bi vô hạn nên người Phật tử phải xem sinh mạng chúng sinh như sinh mạng của mình, nên không được sát sinh, hại vật lấy máu thịt các loài động vật cấp thấp để nuôi sống huyễn thân. Làm như thế sẽ tạo thêm ác nghiệp, nghiệp ác sẽ theo nhau lưu chuyển không ngừng, làm cho oán thù ngày càng chồng chất không làm sao xóa bỏ được.
6. Chánh tinh tấn: muốn thực hành theo lời Phật dạy một cách hiệu quả, người Phật tử phải nỗ lực và tinh tấn không ngừng trong khoảng thời gian nhất định nào đó mới mong đạt được kết quả tốt đẹp.
7. Chánh niệm: là nhớ và nghĩ đến những điều hay lẽ phải được xem là đúng đắn và sống sao cho phù hợp với những gì đã nghĩ.
8. Chánh định: là tập trung tư tưởng để tư duy, quán chiếu thật sâu sắc về một vấn đề tâm đắc nào đó chưa thật sự rõ ràng, nhằm có được một cách nhìn tổng thể, một ý nghĩ chân thực, một quan điểm khách quan và phù hợp với chân lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét