Quyển Thứ Sáu
Ðời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập vưng chiếu dịch.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Tùy-Hỉ Công Ðức' Thứ Mười Tám
1. Lúc bấy giờ, Ngài Di Lặc Ðại Bồ tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe kink Pháp hoa này mà tuỳ hỉ đó, đặng bao nhiêu phước đức ? Liền nói kệ rằng:
Sau khi Phật diệt độ
Có người nghe kinh nầy
Nếu hay tùy hỉ đó (1)
Lại đặng bao nhiêu phước ?
2. Khi đó Phật bảo ngài Di Lặc Ðại Bồ Tát rằng: A Dật Ða! Sau khi Như Lai diệt độ nếu có Tỳ Kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di và người trí khác, hoặc lớn, hoặc nhỏ nghe kinh này mà tùy hỉ rồI, từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại tăng phường, hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc thành ấp, đường xá, xóm làng, ruộng rẫy, đem pháp đúng như chỗ đã nghe mà vì cha mẹ tôn thân, thiện hữu tri thức tuỳ sức diễn nói. Các người đó nghe rồi tùy hỷ lại di chuyển dạy người khác nghe rôì cũng tuỳ hỹ chuyễn dạy, xoay vần như thế đến người thứ năm mươi
3. A Dật Ða! Công đức tùy hỷ của thiện nam tử, thiện nữ nhơn thứ năm mươi đó, ta nay nói ông phải lóng nghe.
Nêú có trăm muôn ức vô số thế giới có sáu đường chúng sanh trong bốn loài sanh; noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hoá sanh, hoặc có hình, không hình, có tưởng, không tưởng, chẳng có tưởng, chẳng phải không tưởng, không chưn, hai chưn, bốn chưn, nhiều chưn, tất cả trong số chúng sanh như thế, có người cầu phước tuỳ theo đồ ưa thích của chúng muốn diều cung cấp cho đó. Mỗi mỗi chúng sanh cho các trân bảo tốt: vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách đầy cả Diêm phù đề và voi ngựa, xe cộ, bảy báu làm thành những cung điện lầu gác v.v..
Vị đại thí chủ đó bố thí như thế đủ tám mươi năm rồi mà nghĩ rằng: Ta đã ban cho chúng sanh những đồ ưa thích tuỳ theo ý muốn, những chúng sanh nầy đều già suy tuổi quá tám mươi; tóc bạc mặt nhăn gần chết chẳng lâu, ta phải dùng Phật Pháp mà dạy bảo diù dắt chúng. Liền nhóm chúng sanh đó tuyên bày pháp giáo hóa, chỉ dạy lợi ích vui mừng. Ðồng thời đặng đạo Tu đà hoàn, đạo Tư đà hàm, đạo A na hàm, đạo A la Hán dứt hết cả hưũ lậu, với những thiền định sâu đều đặng tự tại, đủ tám giải thoát. Ý ông nghĩ sao ? Công đức của đại thí chủ đó đặng có nhiều chăng ?
Ngài Di Lặc bạch Phật rằng: Thế Tôn! Công đức của người đó rất nhiều vô lượng vô biên. Nếu thí vị thí chủ đó chỉ thí tất cả đồ ưa thích cho chúng sanh, công đức đã vô lượng rồi, huống làm cho đều đặng quả A la hán.
Phật bảo ngài Di Lặc: Ta nay rành rẽ nói cùng ông, người đó đem tất cả đồ vui thích thí cho sáu đường chúng sanh trong bốn trăm ức vô số thế giới, lại khiến đặng quả A la hán, công đức cuả người đó chẳng đặng bằng công đức của người thứ năm mươi kia nghe một bài kệ kinh Pháp Hoa mà tùy hỷ, trăm phần, nghìn phần, muôn ức phần chẳng bằng một phần, nhẫn đến tính, đếm, thí dụ không thể biết được. A Dật Ða! Người thứ năm mươi như thế, xoay vần nghe kinh Pháp Hoa, công đức tuỳ hỷ còn vô lượng vô biên a tăng kỳ, huống là người tối sơ ở trong hội nghe kinh mà tuỳ hỷ, phước đó lại hơn vô lượng vô biên a tăng kỳ không thể sánh được.
4. A Dật Da! Nếu có người vì kinh này mà qua đến tăng phường, hoặc ngồi hoặc đứng, trong chốc lát nghe nhận, nhờ công đức đó chuyển thân sanh ra đặng voi, ngựa, xe cộ, kiệu, cáng bằng trân baỏ tốt đẹp bực thượng và ở thiên cung. Nếu có người ngồi trong chỗ giảng pháp, sau lại có người đến bèn khuyên mời ngồi nghe, hoặc chia chỗ cho ngồI, công đức của người đó chuyển thân đặng chỗ ngồi của Ðế Thích hoặc chỗ ngồi của Phạm Vương hoặc hoặc chỗ ngồi của Chuyển Luân Thánh Vương.
5. A Dật Ða! Nếu lại có người nói với người khác rằng: Có Kinh tên Pháp Hoa nên cùng nhau qua nghe, liền nhận lời bảo nhẫn đến nghe trong giây lát, công đức của người đó, chuyển thân đặng với Ðà La Ni Bồ tát, sanh chung một chỗ, căn tánh lanh lợi, có trí huệ, trăm nghìn muôn đờI, trọn chẳng ngậm câm, hơi miệng chẳng hôi, lưỡi thường không bịnh, miệng cũng không bịnh, răng chẳng dơ đen, chẳng vàng chẳng thưa, cũng chẳng thiếu rụng, chẳng so le, chẳng sếu gãy, môi chẳng trớt, cũng chẳng rút túm, chẳng thô rít, chẳng ghẻ mụt, cũng chẳng sứt hư, cũng chẳng cong vẹo, cũng dày chẳng lớn, cũng chẳng đen nám, không có các tướng đáng chê. Mũi chẳng xệp giẹp, cũng chẳng cong gãy, sắc mặt chẳng đen, hẳng hẹp dài cũng chẳng hóm gãy, không có tất cả tướng chẳng đáng ư, môi lưỡi răng nướu thảy điều nghiêm tốt, mũi lớn cao thẳng, diện mạo tròn đầy, mày cao mà dài, trán rộng bằng thẳng, tướng người đầy đủ, đời sanh ra thấy Phật, nghe pháp tin nhận lời dạy bảo.
A Dật Ða! Ngươi hãy xem khuyên nơi một người khiến qua nghe pháp mà công đức như thế, huống là một lòng nghe, nói, đọc, tụng, lại ở trong đại chúng vì người phân biệt, đúng như lời dạy mà tu hành. Khi đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu người trong pháp hội
Ðặng nghe kinh điển này
Nhẫn đến một bài kệ
Tùy hỷ vì người nói
Xoay vần lại như thế
Ðến người thứ năm mươI
Người rốt sau đặng phước
Nay sẽ phân biệt đó
Như có đại thí chủ
Cung cấp vô lượng chúng
Ðầy đủ tám mươi năm
Tùy ý chúng ưa muốn
Thấy chúng: tướng già suy
Tóc bạc và mặt nhăn
Răng thưa, thân khô gầy
Nghĩ kia sắp phải chết
Ta nay phải nên dạy
Cho chúng đặng đạo quả
Liền vì phượng tiện nói
Pháp Niết bàn chơn thật
Ðời đều chẳng bền chắc
Như bọt bóng ánh nắng
Các ngươi đều nên phải
Mau sanh lòng nhàm lìa
Các người nghe pháp đó
Ðều đặng A La Hán
Ðầy đủ sáu thần thông
Ba minh, tám giải thoát
Người năm mươi rốt sau
Nghe một kệ tùy hỷ
Người này phước hơn người kia
Không thể thì dụ đặng
Xoay vần nghe như thế
Phước đó còn vô lượng
Huống là trong pháp hộI
Người tuỳ hỷ ban đầu
Nếu có khuyên một ngườI
Dắt đến nghe Pháp hoa
Rằng: Kinh nầy rất nhiệm mầu
Nghìn muôn kiếp khó gặp
Liền nhận lời qua nghe
Nhẫn đến nghe giây lát
Phước báu của người đó
Nay nên phân biệt đó
Ðời đời miệng không bệnh
Răng chẳng thưa vàng đen
Môi chẳng dày teo thiếu
Không có tướng đáng chê
Lưỡi chẳng khô đen ngắn
Mũi cao lớn mà ngay
Trán rộng và bằng phẳng
Mặt, mắt đều đoan nghiêm
Ðược người thấy ưa mến
Hơi miệng không hôi nhơ
Mùi thơm bông ưu bát
Thường từ trong miệng ra
Nếu cố đến Tăng phường
Muốn nghe kinh Pháp Hoa
Giây lát nghe vui mừng
Nay sẽ nói phước đó:
Sau sanh trong trời người
Ðặng voi, xe, ngưa tốt
Kiệu, cáng bằng trân báu,
Cùng ở cung điện trời.
Nếu trong chỗ giãng pháp
Khuyên người ngồi nghe kinh
Nhơn vì phước đó đặng
Tòa Thích, Phạm, Chuyển luân.
Huống là một lòng nghe
Giải nói nghĩa thú kinh
Phước đó chẳng lường đặng
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Pháp-Sư Công Ðức' Thứ Mười Chín
- Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Thường Tinh Tấn đại Bồ Tát rằng: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ đặng tám trăm công đức nơi mắt, một nghìn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi lưỡi, tám trăm công đức nơi thân, một nghìn hai trăm công đức nơi ý, dùng những công đức này trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh.
2. Nếu người ở trong chúng
Dùng tâm không sợ sệt
Nói kinh Pháp Hoa này
Ông nghe công đức đó
Người đó đặng tám trăm
Công đức thù thắng nhãn
Do dùng đây trang nghiêm
Mắt kia rất thanh tịnh.
Mắt thịt cha mẹ sanh
Thấy cả cõi tam thiên
Trong ngoài núi Di Lâu
Núi Tu Di, Thiết Vi
Và các núi rừng khác
Biển lớn nước sông ngòi
Dưới đến ngục A tỳ
Trên đến trời Hữu đảnh
Chúng sanh ở trong đó
Tất cả đều thấy rõ
Dầu chưa đặng thiên nhãn
Sức nhục nhãn như thế
3. Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu có người Thiên nam tử, thiện nữ nhơn, thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc biên chép, hoặc giải nói, đặng một nghìn hai trăm nhĩ công đức, dùng tai thanh tịnh đó, nghe khắp cõi tam thiên, dưới đến địa ngục Vô gián, trên đến trời Hữu đảnh, trong ngoài các thứ lời lẽ giọng tiếng: Tiếng voi, tiếng ngựa,tiếng xe, tiếng trâu, tiếng khóc la, tiếng buồn than, tiếng ốc; tiếng trống, tiếng chuông, tiếng linh, tiếng cườI, tiếng nói, tiếng trai, tiếng gái, tiếng đồng tử, tiếng đồng nữ, tiếng pháp, tiếng phi pháp, tiếng khổ, tiếng vui, tiếng phàm phu, tiếng thánh nhơn, tiếng đáng ưa, tiếng chẳng đáng ưa, tiếng trờI, tiếng rồng, tiếng dạ xoa, tiếng càn thát bà, tiếng a tu la, tiếng ca lâu la, tiếng khẩn na la, tiếng ma hầu na dà, tiếng lưả, tiếng nước, tiếng gió, tiếng địa ngục, tiếng súc sanh, tiếng ngạ quỉ, tiêng Tỳ Kheo, tiếng Tỳ kheo ni, tiếng Thanh văn, tiếng Bích chi Phật, tiếng Bồ tát, tiếng Phật. Nói tóm đó, trong cõi tam thiên đại thiên, tất cã trong ngoài các thứ tiếng, dầu chưa đặng thiên nhĩ của cha mẹ sanh, thảy đều nghe biết, phân biệt các tiếng tăm như thế, mà chẳng hư nhĩ căn. Lúc có, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
- Tai cha mẹ sanh ra! Trong sạch không đục nhơ
- Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu có thiên nam tử, thiện nữ nhơn, thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, trọn nên tám trăm tỉ công đức dùng tỹ căn thanh tịnh đó nghe khắp cõi Tam thiên đại thiên, trên dưới trong ngoài các thứ mùi: mùi bông tu mạn na, mùi bông xà đề, mùi bông mạt lợi, mùi bông chiêm bặc, mùi bông ba la la, mùi bông sen trắng, mùi cây có bông, mùi cây có trái, mùi chiên đàn, mùi trầm thủy, mùi đa ma la hạt, mùi đa dà la, đến trăm nghìn thứ hoà lộn, hoặc là bột, hoặc là viên, hoặc là hương xoa, người trì kinh này ở trong đây đều có thể phân biệt. Và lại rõ biết mùi chúng sanh: mùi voi, mùi ngựa, mùi dê, trâu v.v.. mùi trai, mùi gái, mùi đồng nữ và mùi cỏ cây lùm rừng, hoặc gần, hoặc xa, bao nhiêu thứ có ra, thảy đều đặng nghe rõ biết chẳng lầm. Người trì kinh này dầu ở nơi đây cũng nghe mùi trên các cõi trời: mùi cây ba lợi chấ đa la, cây câu bệ đà la, cùng mùi bông mạn đà la, bông đại mạn đà la, bông mạn thù sa, mùi gỗ chiên đàn, trầm thuỷ các thứ hưong bột, mùi các hoa đẹp. Các thứ hương trời như thế hòa hiệp thoảng ra mùi thơm đều nghe biết. Lại nghe mùi nơi thân của các vị trời: mùi của Thích Ðề Hoàn Nhơn lúc ở trên thắng điện, năm món dục vui chơi, hoặc mùi lúc ở trên diệu pháp đường vì các vị trời Ðao lợi nói pháp, hoặc mùi lúc dạo chơi trong vườn, cùng mùi nơi thân xác của cá vị trời nam, trời nử khác, thảy đều xa nghe biết. Xoay vần như thế nhẫn đến trời Phạm thế, trên đến mùi nơi thân các vị trời Hữu đảnh cũng đều nghe biết. Và nghe mùi hương của các vị trời đốt và mùi Thanh văn, mùi Bich chi Phật, mùi Bồ Tát, mùi nơi thân các đức Phật, cũng đều xa nghe biết chỗ ở của đó. Dầu nghe biết hương ấy, nhưng nơi tỹ căn không hư không sai, nêú muốn phân biệt vì người khác nói, ghi nhớ không lầm. Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghiã trên mà nói kệ rằng:
- Người đó mùi thanh tịnh Ở trong thế giới này
- Lại nữa Thường Tinh Tấn! Nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, đặng một nghìn hai trăm công đức. Những món hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc ngon, hoặc dở và các vật đắng chát, ở trên lưỡi của người đó, đều biến thành vị ngon như vị cam lồ trên trời, không món nào là chẳng ngon. Nếu dùng phương tiện đó ở trong đại chúng nói pháp có chỗ diễn ra tiếng sâu mầu có thể vào tâm chúng, đều làm cho vui mừng sướng thích. Lại các vị Thiên tử, Thiện nữ, các trời Thích, Phạm, nghe tiếng tâm thâm diệu này diễn nói ngôn luân thứ đệ, thảy đều đến nghẹ Và các hàng long, long nữ,dạ xoa, dạ xoa nữ, càn thát bà, càn thát bà nữ, A tu la, A tu la nữ, ca lầu la, ca lầu la nữ, khẩn na la, khẩn na la nữ, Ma hầu la dà, Ma hâù la dà nữ, vì để nghe pháp mà đều gần gũi cung kính cúng dường. Và Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, quốc vương, vương tữ, quần thần, quyến thuộc, tiểu Chuyển luân vương, đại Chuyển luân vương, bảy báu, nghìn người con cùng quyến thuộc trong ngoài, ngồi cung điện rồng đến nghe pháp. Vì vị Bồ Tát này khéo nói pháp, nên hàng Bà la môn, cư sĩ, nhơn dân trong nước trọn đời theo hầu cúng dường. Lại các Thanh văn, Bích chi Phật, Bồ tát các đức Phật thường ưa thấy người đó, người đó ở chỗ nào, các đức Phật đều xoay về phiá đó nói pháp, người đó đều hay thọ trì tất cả Phật pháp. Lại có thể nói ra tiếng pháp sâu mầu. Khi đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Dù tai này thường nghe
Cả tiếng cõi tam thiên
Tiếng voi, ngựa, trâu, xe
Tiếng chung linh loa cổ
Tiếng cầm, sắc, không hầu
Tiếng ống tiêu, ống dịch
Tiếng ca hay thanh tịnh
Nghe đó mà chẳng ham.
Tiếng vô số giống ngườI
Nghe đều hiểu rõ đặng
Lại nghe tiếng các trời
Tiếng ca rất nhiệm mầu
Và nghe tiếng trai, gái
Tiếng đồng tử, đồng nữ
Trong núi sông hang hiểm
Tiếng ca lăng tần dà
Cọng mạng các chim thảy
Ðều nghe tiếng của nó.
Ðịa ngục các đau đớn
Các thứ tiếng độc khổ
Ngạ quỉ đói khát bức
Tiếng tìm cầu uống ăn
Các hàng a tu la
Ở nơi bên biển lớn
Lúc cùng nhau nói năng
Vang ra tiếng tăm lớn
Như thế người nói pháp
An trụ ở trong đây
Xa nghe các tiếng đó
Mà chẳng hư nhĩ căn.
Trong cõi nước mười phương
Cầm thú kêu hô nhau
Người nói kinh Pháp Hoa
Ở đây đều nghe đó.
Trên các trời Phạm Thiên
Quang âm cùng Biến Tịnh
Nhẫn đến trời Hữu đảnh
Tiếng tăm của kia nói
Pháp sư ở nơi đây
Thảy đều đặng nghe đó.
Lại có các Bỗ Tát
Ðọc tụng nơi kinh pháp
Hoặc vì người khác nói
Soạn tập giải nghiã kinh
Các tiếng tăm như thế
Thảy đều đặng nghe đó.
Các Phật đấng đại thánh
Giáo hóa hàng chúng sanh
Ở trong các đại hội
Diễn nói pháp nhiệm mầu
Người trì Pháp hoa nầy
Thảy đều đặng nghe đó.
Cõi tam thiên đại thiên
Các tiếng tăm trong ngoài
Dưới đến ngục A tỳ
Trên đến trời Hữu đảnh
Ðều nghe tiếng tăm kia
Mà chẳng hư nhĩ căn
Vì tai kia sáng lẹ
Ðều hay phân biệt biết
Người trì kinh Pháp Hoa
Dầu chưa đặng thiên nhĩ
Chỉ dùng tai sanh ra
Công đức đã như thế.
Hoặc vật thơm hoặc vật hôiCác thứ đều nghe biết.
Tu mạn na xà đề
Ða ma la, chiên đàn
Trầm thủy và mùi quế
Mùi các thứ bông trái
Và biết mùi chúng sanh
Mùi nam tử, nữ nhơn
Người nói pháp ở xa
Nghe mùi biết chỗ nào.
Ðại thế chuyển luân vương
Tiể Chuyển luân và con
Bầy tôi các cung nhơn
Nghe mùi biết chỗ nào.
Trân bửu đeo nơi thân
Cùng tạng báu trong đất
Bửu nữ của luân vương
Nghe hương biết chỗ nào
Mọi người đều nghiêm thân
Y phục và chuỗi ngọc
Các thứ hương xoa thân
Nghe mùi biết thân kia.
Các trời hoặc đi, ngồi
Dạo chơi và thần biến
Người trì Pháp Hoa này
Nghe mùi đều biết đặng.
Các cây bông trái hột
Và mùi thơm dầu tô
Người trì kinh ở đây
Ðều biết ở chỗ nào.
Các núi, chỗ sâu hiểm
Cây chiên đàn nở hoa
Chúng sanh ở trong đó
Nghe mùi đều biết đặng.
Núi Thiết vi, biển lớn
Các chúng sanh trong đất
Người trì kinh nghe mùi
Ðều biết đó ở đâu
Trai gái A tu la
Và quyến thuộc của chúng
Lúc đánh ca"I, dạo chơI
Nghe hương đều biết đặng.
Ðồng trống, chỗ hiểm trở
Sư tử, voi, hùm, sói
Bò rừng, trâu nước thảy
Nghe hương biết chỗ ở.
Nếu có người nghén chửa
Chưa rõ trai hay gái
Không phi căn và phi nhơn
Nghe mùi đều biết đặng.
Do vì sức nghe mùi
Biết người mới nghén chửa
Thành tựa hay chẳng thành
An vui đẻ con phước
Do vì sức nghe mùi
Biết tâm niệm trai, gái
Lòng nhiễm dục ngu, hờn
Cũng biết người tu hành
Các phục tàng trong đất
Vàng, bạc, các trân bửu
Ðồ đồng chỗ đựng chứa
Nghe mùi đều biết được
Các thứ chuỗi ngọc báu
Không ai biết giá mấy
Nghe mùi biết mắc rẻ
Chỗ sản xuất ở đâu.
Các thứ hoa trên trời
Mạn đà, Mạn thù sa
Cây Ba-lợi-chấtđa
Nghe mùi đều biết được.
Các cung điện trên trờI
Thượng, trung, hạ sai khác
Các hoa báu trang nghiêm
Nghe hương đều biết được.
Thắng điện vườn rừng trờI
Các nhà diệu pháp đường
Ở trong đó vui chơi
Nghe mùi đều biết được.
Các trời hoặc nghe pháp
Hoặc lúc hưởng ngũ-dục
Lại, qua, đi, ngồI, nằm
Nghe mùi đều biết được.
Thiên nữ mặc y phục
Hoa hương tốt tranh nghiêm
Lúc quanh khắp dạo chơi
Nghe mùi đều biết được.
Lần lựa lên như thế
Nhẫn đến trời Phạm thế
Nhập thiền cùng xuất thiền
Nghe mùi đều biết được.
Trời Quang-âm Biến tịnh
Nhẫn đến nơi Hữu đảnh
Mới sanh và lui chết
Nghe hương đều biết được.
Các hàng Tỳ Kheo chúng
Nơi pháp thường tinh tấn
Hoặc ngồi hoặc kinh hành
Và đọc tụng kinh điển
Hoặc ở dưới rừng cây
Chuyên ròng mà ngồi thiền
Người trì kinh nghe mùi
Ðều biết ở tại đâu.
Bồ-tát chí bền chắc
Ngồi thiền hoặc đọc tụng
Hoặc vì người nói pháp
Nghe mùi đều biết được.
Nơi nơi chỗ Thế Tôn
Ðược mọi người cung kính
Thương chúng mà nói pháp
Nghe mùi đều biết được.
Chúng sanh ở trước Phật
Nghe kinh đều mừng vui
Ðúng pháp mà tu hành
Nghe mùi đều biết đặng.
Dầu chưa đặng vô lậu
Pháp sanh tỷ của Bồ tát
Mà người trì kinh đây
Trước đặng tướng mũi nàỵ
Trọn không thọ vị xấu
Người đó ăn uống chi
Ðều biến thành cam lộ
Dùng tiếng hay thanh tịnh
Ở trong chúng nói pháp
Ðem các nhân duyên dụ
Dẫn dắt lòng chúng sanh
Người nghe đều vui mừng
Bày đồ cúng dường tốt
Các trờI, rồng, Dạ xoa
Cùng A tu la thảy
Ðều dùng lòng cung kính
Mà đồng đến nghe pháp
Người nói kinh pháp đó
Nếu muốn dùng tiếng mầu
Khắp cùng cõi Tam thiên
Tuỳ ý liền được đến
Ðại, tiểu Chuyển luân vương
Và nghìn con quyến thuộc
Chắp tay lòng cung kính
Thường đến nghe thọ pháp
Các trời, rồng, Dạ xoa
La sát, Tỳ xá xà
Cũng dùng lòng vui mừng
Thường ưa đến cúng dường
Phạm thiên vương, Ma vương,
Tự tại, đại tự tại
Các hcúng trời như thế
Thường đến chỗ người đó
Các Phật cùng đệ tử
Nghe người nói tiếng pháp
Thương nhớ giữ gìn cho
Hoặc lúc vì hiện thân.
9. Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn thọ trì, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chépđặng tám trăm thân công đức, đặng thân thanh tịnh như lưu ly sạch chúng sanh ưa thấỵ Vì thân đó trong sạch nên chúng sanh trong cõi Tam thiên đại thiên, lúc sanh lúc chết, trên dướI, tốt xấu, sanh chỗ lành, chỗ dữ v.v.. đều hiện rõ trong đó. Và núi Thiết vi, núi Ðại Thiết vi, núi Di lâu, núi Ðại Di lâu ..v.v.. các núi cùng chúng sanh ở trong đó đều hiện rõ trong thân, dưới đến địa ngục A tỳ, trân đến trời Hữu đảnh cảnh vật cùng chúng sanh đều hiện rõ trong thân. Hoặc là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát cùng chư Phật nói pháp đều hiện sắc tượng ở trong thân. Bấy giờ, Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng.
10. Nếu người trì Pháp Hoa
Thân thể rất thanh tịnh
Như lưu ly sạch kia
Chúng sanh đều ưa thấỵ
Lại như gương sáng sạch
Ðều thấy các sắc tượng
Bồ tát nơi tịnh thân
Thấy cả vật trong đời
Chỉ riêng mình thấy rõ
Người khác không thấy được.
Trong cõi nước Tam thiên
Tất cả các chúng sanh
TrờI, ngườI, A tu la
Ðiạ ngục, quỉ, súc sanh
Các sắc tượng như thế
Ðều hiện rõ trong thân.
Cung điện của các trờI
Nhẫn đến trời Hữu đảnh
Núi Thiết vi, Di lâu
Núi Ma ha Di lâu
Các biển nước lớn thảy
Ðều hiện ở trong thân
Các Phật cùng Thanh văn
Phật tử Bồ tát thảy
Hoặc riêng, hoặc tại chúng
Nói pháp thảy dều hiện
Dầu chưa đặng diệu thân
Pháp tánh sạch các lậu
Dùng thân thanh tịnh thường
Tất cả hiện trong đó
11. Lại nữa Thường Tinh Tấn! Sau khi Ðức Như Lai diệt độ, nếu có người thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, thời đặng một nghìn hai trăm ý công đức. Dùng ý căn thanh tịnh đó nhẫn đến nghe một kệ, một câu, suốt thấu vô lượng, vô biên nghĩa, hiểu nghĩa đó rồI, có thể diễn nói một câu, một kệ đến một tháng, bốn tháng nhẫn đến một năm. Các pháp nói ra tùy nghĩa thú kia đều thiệt tướng chẳng trái nhau. Nếu nói kinh sách trong đờI, lời lẽ trị thế, nghề nghiệp nuôi sống v.v. .. đều thuận chánh pháp. Sáu đường chúng sanh trong cõi Tam thiên đại thiên, lòng nghĩ, tưởng, lòng động tác, lòng hí luận, thảy đều biết đó. Dầu chưa đặng trí huệ vô lậu mà ý căn thanh tịnh như thế người đó có suy nghĩ, tính lường, nói năng những chi thời đều là Phật pháp cả, không có gì là chẳng chơn thiệt, cũng là lời trong kinh của các Phật thuở trước nói.
12. Bấy giờ Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghiã trên mà nói kệ rằng:
Ý người đó thanh tịnh
Sáng lanh không đục nhơ
Dùng ý căn tốt đó
Biết pháp: thượng, trung, hạ
Nhẫn đến nghe một kệ
Thông đạt vô lượng nghĩa
Thứ đệ nói đúng pháp
Tháng, bốn tháng, đến năm.
Trong ngoài của cõi này
Hoặc trời rồng và người
Dạ xoa, quỉ, thần thảy
Kia ở trong sáu đường
Nghĩ tưởng bao nhiêu đều
Phước báo trì Pháp Hoa
Ðồng thời thảy đều biết
Vô số Phật mười phương
Trăm phước tướng tranh nghiêm
Vì chúng sanh nói pháp
Ðều nghe hay thọ trì
Suy gẫm vô lượng nghĩa
Nói pháp cũng vô lượng
Sau trước chẳng quên lộn
Bởi thọ trì Pháp Hoa
Trọn biết các pháp tướng
Theo nghĩa rõ thứ đệ
Suốt danh tự ngữ ngôn
Như chỗ biết diễn nói
Người đó có nói ra
Là pháp của Phật trước
Vì diển nói pháp này
Ở trong chúng không sợ
Người trì kinh Pháp Hoa
Ý căn tịnh như thế
Dầu chưa đặng vô lượng
Trước có tướng dường ấy.
Người đó trì kinh này
An trụ bực hi hữu
Ðược tất cả chúng sanh
Vui mừng mà mến kính
Hay dùng nghìn muôn ức
Lời lẽ rất hay khéo
Phân biệt mà nói pháp
Bởi trì kinh Pháp Hoa.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Thường Bất Khinh Bồ Tát' Thứ Hai Mươi
- Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Ðắc Ðại Thế đại Bồ Tát rằng: Ông nay nên biết! Nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà du nào thọ trì kinh Pháp hoa này đặng công đức như trước đã nói, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cùng ý chí thanh tịnh, như có người nói thô ác mắng nhiếc che bai, mắc tội báo lớn cũng như trước đã nói
- Ðắc Ðại Thế! Về thuở xưa quá vô lượng vô biên bất khả tư nghị, vô số kiếp, có Phật là Oai Âm Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn. Kiếp đó tên là Ly Suy, nước đó tên là Ðại Thành. Ðức Oai Âm Vương Phật trong đời đó vì hàng trời, người, a tu la mà nói pháp, vì người cầu Thanh văn mà nói pháp, Tứ Ðế, thoát khỏi sanh già, bịnh, chết, rố ráo Niết bàn; vì người cầu Bích chi Phật mà nói pháp mười hai nhơn duyên; vì các Bồ Tát nhơn vô thượng chánh đẳng chánh giác mà nói pháp ba la mật rốt ráo trí huệ của Phật. Ðắc Ðại Thế! Ðức Oai Âm Vương Phật đó sống lâu bốn mươi vạn ức na do tha hằng hà sa kiếp; chánh pháp trụ ở đời kiếp số như vi trần trong một Diêm Phù Ðề; tượng pháp trụ ở đời kiếp số như số vi trần trong bốn châu thiên hạ. Ðức Phật đó lợi ích chúng sanh, vậy sau mới diệt độ. Sau khi chánh pháp tượng pháp diệt hết, trong cõi nước đó lại có Phật ra đời, cũng hiệu là Oai Âm Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn, cứ thứ lớp như thế có hai muôn ức đức Phật đều đồng một hiệu.
- Ðức Oai Âm Vương Như Lai, đầu hết diệt độ rồI, sau lúc chánh pháp đã diệt trong đời tượng pháp những Tỳ kheo tăng thượng mạn có thế lực lớn. Bấy giờ, có vị Bồ Tát Tỳ kheo tên là Thường Bất Kính. Ðắc Ðại Thế! Vì cớ gì tên là Thường Bất Kính ? Vì vị Tỳ kheo đó phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc ưu bà tắc, ưu bà di, thảy đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: Tôi rất kính quí ngài chẳng dám khing mạn. Vì sao ? Vì qúi ngài đều tu hành đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật. Mà vị Tỳ kheo đó chẳng chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ đi lễ lạy, nhẫn đến xa thấy hàng tứ chúng, cũng cố qua lễ lạy ngợi khen mà nói rằng: Tôi chẳng dám khinh quí ngài, qúi ngài đều sẽ làm Phật. Trong hàng tứ chúng có người lòng bất tịnh sanh giận hờn, buông lời mắng nhiếc rằng: Ông Vô Trí Tỳ Kheo này từ đâu đến đây tự nói ta chẳng khinh ngài, mà tự thọ ký cho chúng ta sẽ đặng làm Phật, chúng ta chẳng dùng lời thọ ký hư dối như thế. Trải qua nhiều năm như vậy, thường bị mắng nhiếc chẳng sanh lòng giận hờn, thường nói: Ngài sẽ làm Phật. Lúc nói lời đó, chúng nhơn hoặc lấy gậy cây ngói đá để đánh ném. Ông liền chạy tránh đứng xa mà vẩn to tiếng xướng rằng: Ta chẳng dám khinh quí ngài, quí ngài đều sẽ thành Phật. Bởi ông thường nói lời đó, nên hàng tăng thượng mạn Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di gọi ông là Thường Bất Khinh.
- Vị Tỳ kheo đó lúc sắp chết, nơi giữa hư không nghe trọn hai mươi nghìn muôn ức bài kệ kinh Pháp Hoa của đức Oai Âm Vương Phật đã nói thuở trước, nghe xong đều có thể thọ trì, liền đặng nhãn căn thanh tịnh, nhĩ, tỹ, thiệt, thân cùng ý căn thanh tịnh như trên. Ðăng sáu căn thanh tịnh đó rồi lại sống thêm hai trăm muôn ức na do tha tuổi, rộng vì người nói kinh Pháp Hoa đó. Lúc đó hàng tăng thượng mạn Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, khinh tiện vị đó đặt cho tên Bất Kính nầy, thấy vị đó đặng sức thần thông lớn, đức nhạo thuyết biện sức đại thiện tịch nghe vị đó nói pháp đều tin phục tùy tùng. Vị Bồ tát đó giáo hoá nghìn muôn chúng khiến trụ trong vô lượng chánh đẳng chánh giác. Sau khi mạng chung đặng hai nghìn ức Phật đều hiệu Nhựt Nguyệt Ðăng Minh ở trong pháp hội đó nói kinh Pháp Hoa này. Do nhơn duyên đó lại gặp hai nghìn ức Phật đồng hiệu là Vân Tự Tại Ðăng Vương, ở trong pháp hội của các đức Phật đó thọ trì, đọc tụng, vì hàng tứ chúng nói kinh diển này, cho nên đặng mắt thanh tịnh thường trên đó, tai mũi lưỡi thân cùng ý các căn thanh tịnh, ở bốn chúng nói pháp lòng không sợ sệt. Ðắc Ðại Thế ? Vị Thường Bất Kính đại Bồ Tát đó cúng dường bao nhiêu đức Phật như thế, cung kính tôn trọng ngợi khen, trồng các cội lành. Lúc sau lại gặp nghìn muôn ức Phật, cũng ở trong pháp hội các đức Phật nói kinh điển này, công đức thành tựu sẽ đặng làm Phật.
- Ðắc Ðại Thế! Ý ông nghĩ sao ? Thường Bất Khinh Bồ Tát thuở đó đâu phải người nào lạ, chính thân ta đó. Nếu ta ở đời trước chẳng thọ trì đọc tụng kinh này, vì người khác giải nói đó, thời chẳng có thể mau đặng vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì ta ở chổ các đức Phật thuở trước thọ trì đọc tụng kinh này vì người khác nói, nên mau đặng vô thượng chánh đẳng chánh giác.
- Ðắc Ðại Thế! Thuở đó bốn chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, do lòng giận hờn khinh tiện ta, nên trong hai trăm ức kiếp thường chẳng gặp Phật, chẳng nghe pháp, chẳng thấy Tăng, nghìn kiếp ở địa ngục A ty chịu khổ não lớn. Hết tội đó rồi lại gặp Thường Bất Khinh Bồ Tát giáo hoá đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðắc Ðại Thế! Ý ông muốn sao ? Bốn chúng thường khinh vị Bồ Tát thuở đó đâu phải ai xa lạ, chính là nay trong hội này bọn ông Bạt Ðà Bà La năm trăm vị Bồ Tát, bọn ông Sư Tử Nguyệt năm trăm vị Tỳ kheo, bọn ông Ni Tư Phật năm trăm ưu bà tắc, đều bất thối chuyển ở nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðắc Ðại Thế! Phải biết kinh Pháp Hoa này rất có lợi ích cho các vị Bồ tát, có thể làm cho đến nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên các vị đại Bồ tát sau khi Phật diệt độ phải thường thọ trì kinh này. Khi đó, đức Phật muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
- Thuở quá khứ có Phật
Sức trí thần vô lượng
Dìu dắt tất cả chúng
Hàng, trời, ngườI, long, thần
Ðều chung nhau cúng dường.
Sau khi Phật diệt độ
Lúc pháp muốn dứt hết
Có một vị Bồ Tát
Tên là Thường Bất Kính
Bấy giờ hàng tứ chúng
Chấp mê nơi các pháp
Thường Bất Kính Bồ Tát
Qua đến chỗ của họ
Mà nói với đó rằng:
Ta chẳng dám khinh ngài
Qúi ngài tu đạo nghiệp
Ðều đặng làm Phật
Những người đó nghe rồi
Khinh chê thêm mắng nhiếc
Thường Bất Kính Bồ Tát
Ðều hay nhẫ thọ đó
Tội Bồ tát hết rồI.
Ðến lúc gần mạng chung
Ðặng nghe kinh pháp này
Sáu căn đều thanh tịnh
Vì Sức thần thông vậy
Sống lâu thêm nhiều tuổi
Lại vì các hạng người
Rộng nói kinh pháp này
Các chúng chấp nơi pháp
Ðều nhờ Bồ tát đó
Giáo hóa đặng thành tựu
Khiến trụ nơi Phật đạo
Thường Bất Kinh mạng chung
Gặp vô số đức Phật
Vì nói kinh này vậy
Ðặng vô lượng phước đức
Lần lần đủ công đức
Mau chứng thành Phật đạo
Thuở đó Thường Bất Kinh
Thời chính là thân ta
Bốn bộ chúng khi ấy
Những người chấp nơi pháp
Nghe Thường Bất Kinh nói:
Ngài sẽ đặng làm Phật
Do nhờ nhơn duyên đó
Mà gặp vô số Phật
Chính trong pháp hội này
Năm trăm chúng Bồ tát
Và cùng bốn bộ chúng
Thanh tín nam nữ thảy
Nay ở nơi trước ta
Nghe nói kinh Pháp Hoa đó
Ta ở trong đời trước
Khuyên những hạng người đó
Nghe thọ kinh Pháp Hoa
Là pháp bực thứ nhứt
Mở bày dạy cho người
Khiến trụ nơi Niết bàn
Ðời đời thọ trì luôn
Những kinh điển như thế
Trải ức ức muôn kiếp
Cho đến bất khả nghì
Lâu lắm mới nghe đặng
Kinh Diệu Pháp Hoa này
Trải ức ức muôn kiếp
Cho đến bất khả nghì
Các đức Phật Thế Tôn
Lâu mới nói kinh này
Cho nên người tu hành
Sau khi Phật diệt độ
Nghe kinh pháp như thế
Chớ sanh lòng nghi hoặc
Nên phải chuyên một lòng
Rộng nói kinh điển này
Ðời đời gặp đặng Phật
Mau chứng thành Phật đạo
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Như Lai Thần-Lực' Thứ Hai Mươi Mốt
- Lúc bấy giờ, các vị đại Bồ tát như số vi trần trong nghì thế giới từ dưới đất vọt lên đó, đều ơ trước đức Phật một lòng chắp tay, chiêm ngưỡng dunh nhan của Phật mà bạch cùng Phật rằng: Thế Tôn sau khi diệt độ, ở nơi cõi nước của đức Thế Tôn phân thân diệt độ, chúng con sẽ rộng nói kinh này. Vì sao ? Chúng con cũng tự muốn đặng pháp lớn thanh tịnh này để thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép mà cúng dường đó.
- Lúc đó, Thế Tôn ở trước ngài Văn Thù Sư Lợi v.v.. vô lượng trăm nghìn muôn ức vị đại Bồ tát cựu trụ ở cõi Ta bà và các Tỳ Kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, TrờI, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhơn, phi nhơn v.v.. trước tất cảc chúng, hiện sức thần thông lớn: bày tướng lưỡi rộng dài lên đến trời Phạm thế, tất cả lỗ chơn lông phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, thảy đều khắp soi cả cõi nước trong mười phương. Các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu cũng lại như thế: bày tướng lưỡi rộng dài phóng vô lượng tia sáng. Lúc đức Thích Ca Mâu Ni Phật và các đức Phật dưới cây báu hiện sức thần thông mãn trăm nghìn năm như vậy sau mới hườn nhiếp tướng lưỡi, đồng thời tằng hắng cùng chung khảy móng tay, hai tiếng vang đó khắp đến cõi nước của các đức Phật trong mười phương, đất đều sáu điệu vang động, chúng sanh trong đó: TrờI, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhơn, phi nhơn v.v.. nhờ sức thần của Phật đều thấy trong cõi ta bà này vô lượng cô biên trăm nghìn muôn ức các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu và thấy đức Thích Ca Mâu Ni Phật cùng đức Ða Bảo Như Lai, ngồi trên tòa sư tử trong tháp báu. Lại thấy vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức vị đại Bồ tát và hàng trăm nghìn muôn ức đại Bồ tát và hàng tứ chúng cung kính vây quanh đức Thích Ca Mâu Ni Phật, đã thấy thế rồi đều rất vui mừng đặng chưa từng có. Tức thời hàng chư thiên ở giữa hư không lớn tiếng xướng rằng: Khỏi đây vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức vô số thế giới có nước tên Ta bà trong đó có Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni hiện nay vì các đại Bồ tát nói kinh đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa giáo hoá Bồ tát pháp Phật sỏ hộ niệm, các ông phải thâm tâm tùy hỷ, cũng nên lễ bái cúng dường đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Các chúng sanh đó nghe tiếng nói giữa hư không rồI, chắp tay xoay về cõi Ta bà nói thế này: Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Dùng các món các món, hoa, hương chuỗI, ngọc, phan, lọng và các đồ trang nghiêm nơi thân, những vật tốt bằng trân báu, đều đồng vói rải vào cõi Ta bà. Các vật rải đó từ mười phương đến thí như mây nhóm, biến thành màn báu trùm khắp trên đức Phật ở trong đâỵ Bấy giờ mười phương cõi nước thông đạt không ngại như một cõi Phật.
- Khi đó, Phật bảo đại chúng bực thượng hạnh Bồ tát thảy: Thần lực của các đức Phật vô lượng vô biên bất khả tư nghì như thế; nếu ta dùng thần lực đó trong vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức vô sô kiếp, vì để chúc lụy mà nói công đức của kinh này vẫn chẳng hết được. Tóm lại đó, tất cả pháp của Như lai có, tất cả thân lực tự tại của Như Lai, tất cả tạng bí yếu của Như Lai, tất cả việc rất sâu của Như Lai đều tuyên bài rõ nói trong kinh này, cho nên các ông sau khi Như Lai diệt độ, phải một lòng thọ trì, đọc tụng giải nói, biên chép, đúng như lời nói mà tu hành. Cõi nước chỗ nào nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, dúnh như lời tu hành, hoặc là chỗ có quyển kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc trong nhà bạch y, hoặc ở điện trường, hoặc núi hang đồng trống, trong đó đều nên dựng tháp cúng dường. Vì sao? Phải biết chỗ đó, chính là đạo tràng, các đức Phật ở đây mà đặng vô thượng chánh đẳng chánh giác, các đức Phật ở đây mà chuyển pháp luân, các đức Phật ở đây mà nhập niết bàn. Lúc đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghiã trên mà nói kệ rằng:
- Các Phật, đấng cứu thế
Vì vui đẹp chúng sanh
Hiện vô lượng thần lực:
Tướng lưỡi đến Phạm Thiên
Thần phóng vô số quang
Vì người cầu Phật đạo
Hiện việc ít có này
Tiếng tằng hắng của Phật
Cùng tiếng khảy móng tay
Khắp vang mười phương cõi
Ðất đều sáu món động
Sau khi Phật diệt độ
Người trì được kinh này
Các Phật đều vui mừng
Hiện vô lượng thần lực
Vì chúc lụy kinh này
Khen ngợi người thọ trì
Ở trong vô lượng kiếp
Vẫn còn chăng hết được
Công đức của người đó
Vô biên vô cùng tận
Như mười phương hư không
Chẳng thể đặng ngằn mé
Người trì được kinh này
Thời là đã thấy ta
Cũng thấy Phật Ða Bảo
Và các Phật phân thân
Lại thấy ta ngày nay
Giáo hóa các Bồ tát
Người trì được kinh này
Khiến ta và phân thân
Phật đa bảo diệt độ
Tất cả đều vui mừng
Mười phương Phật hiện tại
Cùnh quá khứ vị lai
Cũng thấy cũng cúng dường
Cũnh khiến đặng vui mừng
Các Phật ngồi đạo tràng
Pháp bí yếu đã đặng
Người trì được kinh này
Chẳng lâu cũng sẽ đặng
Người trì được kinh này
Nơi nghĩa của các pháp
Danh tự và lời lẽ
Ưa nói không cùng tận
Như gió trong hư không
Tất cả không chướng ngại
Sau khi Như Lai diệt
Biết kinh của Phật nói
Nhơn duyên và thứ đệ
Theo nghĩa nói như thật
Như ánh sáng nhựt nguyệt
Hay trừ các tối tăm
Người đó đi trong đờI
Hay dứt tối chúng sanh
Dõy vô lượng Bồ tát
Rốt ráo trụ nhứt thừa
Cho nên người có trí
Nghe công đức lợi này
Sau khi ta diệt độ
Nên thọ trì kinh này
Người đó ở Phật đạo
Quyết định không định có nghi.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Chúc Lụy' Thứ Hai Mươi Hai
1. - Lúc bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ nơi pháp tòa đứng dậy, hiện sức thần thông lớn: dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng Bồ tát mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông nên phải một lòng lưu bố pháp này làm cho thêm nhiều rộng.
Phật ba phen xoa đảnh các đại Bồ tát như thế mà nói rằng: Ta ở trong vô lượng trong trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông; các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên nói pháp này cho tất cả chúng sanh đều được nghe biết".
Vì sao ? Ðức Như Lai có lòng từ bi lớn, không có tánh bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí huệ của Phật, trí huệ của Như Lai, trí huệ tự nhiên. Như Lai là đại thí chủ. Như Lai là đại thí chủ tất cả chúng sanh các ông cũng nên thọ học pháp của Như Lai, chớ sanh lòng bỏn xẻn. Ở đời vị lai nếu có người thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tin trí huệ của Như Lai, thời các ông phải vì đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khiến đều đặng nghe biết, vì muốn cho người đó đặng trí huệ cuả Phật vậy.
Nếu có chúng sanh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, các ông nếu được như thế thời là đã báo được ơn của các đức Phật.
2. - Lúc đó, các vị đại Bồ tát nghe Phật nói thế rồi, đều rất vui mừng khắp đầy nơi thân càng thêm cung kính, nghiêng mình cúi đầu chắp tay hướng Phật, đồng lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vưng làm đầy đủ, kính xin Thế-Tôn chớ có lo".
Các chúng đại Bồ-tát ba phen như thế, đều lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế-Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin đức Thế-Tôn chớ có lo".
Khi đó đức Thích Ca Mâu Ni Phật khiến các đức Phật phân thân ở mười phương đến, đều trở về bổn độ mà nói rằng: "Các Phật đều về yên chỗ, tháp của Phật Ða Bảo được hoàn như cũ.
3. - Phật nói lờ đó rồi, vô lượng các đức Phật phân thân ở mười phương ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu, và Phật Ða Bảo, cùng vô biên vô số đại chúng Bồ tát, bực thượng hạnh thảy, ngài Xá Lợi Phất v.v.. bốn chúng hàng Thanh Văn và tất cả trong đời: Trời, người, A tu la v.v..., nghe Phật nói rồi đều rất vui mừng.
Phẩm 'Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự' Thứ Hai Mươi Ba
1. - Lúc bấy giờ, ngài Tú Vương Hoa Bồ tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Ngài Dược Vương Bồ tát dạo đi nơi cõi Ta Bà như thế nào ? Thế Tôn! Ngài Dược Vương Bồ đó, có bao nhiêu nghì muôn ức na do tha hạnh khổ khó làm? Hay thay Thế Tôn! Nguyện giải, nói cho một ít, các hành Trời, Rồng, Thần, Dạ Xoa, Càn thát bà, A tu La, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la đà, nhơn, cùng phi nhơn v.v.., và các vị Bồ tát ở các nước khác đến cùng chúng Thanh văn đây nghe đều vui mừng".
2. - Lúc đó, Phật bảo ngài Tú Vương Hoa Bồ Tát: "Về thuở quá khứ vô lượng hằng hà sa kiếp trước, có Phật hiệu Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn.
Phật đó có tám mươi ức đại Bồ Tát, bảy mươi hai hằng hà sa chúng đại Thanh văn. Phật sống lâu bốn muôn hai nghìn kiếp, Bồ tát sống lâu cũng bằng Phật. Nước đó không có người nữ, điạ ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a tu la v.v...và với các khổ nạn. Ðất bằng như bàn tay, chất lưu ly làm thành, cây báu trang nghiêm, màn báu trùm lên, thòng các phan báu đẹp, bình báu lò hương, khắp cùng cả nước, bảy món báu làm đài, một cây có một đài, cây đó cách đài đều một lằn tên. Các cây báu đó đều có Bồ tát, Thanh văn ngồi ở dưới. Trên các đài báu đều có trăm ức chư thiên trổi kỹ nhạc trời, ca khen đức Phật để làm việc cúng dường.
3. - Bấy giờ, đức Phật đó vì ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát, cùng chúng Bồ tát và chúng Thanh văn nói kinh Pháp Hoa.
Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát đó ưa tu tập khổ hạnh, ở trong pháp hội, của đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật, tinh tấn kinh hành, một lòng cầu thành Phật, mãn một muôn hai nghìn năm đặng hiện nhứt thiết sắc thân tam muộị. Ðặng tam muội đó rồi lòng rất vui mừng, liền nghỉ rằng: "Ta đặng 'hiện nhứt thiết sắc thân tam muội' này đều là do sức đặng nghe kinh Pháp Hoa, ta nay nên cúng dường Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật và kinh Pháp Hoa".
Tức thời nhập tam muội đó, ở giữa hư không rưới hoa mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la, cùng bột kiên hắc chiên đàn đầy trong hư không như mây mà rưới xuống. Lại rưới hương hải thử ngạn chiên đàn, sáu thù hương này giá trị cõi Ta bà để cúng dường Phật.
Cúng dường như thế đó rồi, từ tam muội dậy mà tự nghĩ rằng: "Ta dầu dùng thần lực cúng dường nơi Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường". Liền uống các chất thơm; chiên đàn, huân lục, đâu lâu bà, tất lực ca, trầm thủy giao hương; lại uống dầu thơm các thứ bông chiên bặc v.v.. mãn một nghìn hai trăm năm, rồi lấy dầu thơm xoa thân, ở trước đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật dùng y báu cõi trời mà tự quấn thân, rưới các thứ dầu thơm, dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân.
Ánh sáng khắp soi cả tám mươi ức hằng hà sa thế giới, các đức Phật trong đó đồng thời khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử! Ðó là chơn thiệt tinh tấn gọi là chơn pháp cúng dường Như Laị Nếu dùng hoa hương chuỗi ngọc, hương đốt, hương bột, hương xoa, phan, lọng, bằng lụa cõi trời và hương hải thử ngạn chiên đàn, dùng các món vật cúng dường như thế đều chẳng bằng được.
Giả sử quốc thành thê tử bố thí cũng chẳng bằng. Thiện nam tử! Ðó gọi là món thí thứ nhứt, ở trong các món thí rất tôn rất thượng, bởi dùng pháp cúng dường các đức Như Lai vậy, các đức Phật nói lời đó rồi yên lặng. Thân của Bồ tát lửa cháy một nghìn hai trăm năm, qua sau lúc đó thân Bồ tát mới hết.
4. - Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát, làm việc pháp cúng dường như thế xong, sau khi mạng chung, lại sanh trong nước của Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật, ở nơi nhà vua Tịch Ðức bỗng nhiên ngồi xếp bằng hoá sanh ra, liền vì vua cha mà nói kệ rằng:
- Ðại vương nay nên biết!
Tôi kinh hành chốn kia
Tức thời đặng nhứt thiết
Hiện chư thân tam muội
Siêng tu rất tinh thân
Bỏ thân thể đáng yêu
Cúng dường đức Thế Tôn
Ðể cầu huệ vô thượng.
Nói kệ đó rồi thưa vua cha rằng: "Ðức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật nay vẫn hiện còn, tôi trước cúng dường Phật xong, đặng 'giải nhứt thiết chúng sanh nhữ ngôn đà a ni' lại nghe kinh Pháp Hoa này tám trăm nghìn muôn ức na do tha, chân ca la, tần bà la, a súc bà, các bài kệ. Ðại Vương! Tôi nay lại nên cúng dường đức Phật đó. Thưa xong, liền ngồi đài bảy báu, bay lên hư không, cao bằng ảy cây đa la, qua đến chỗ Phật đầu quay mặt lạy chun, chắp tay nói kệ khen rằng:
Dung nhan rất đẹp lạ
Ánh sáng soi mười phương
Con vừa từng cúng dường
Nay lại về thân thấy .
Bấy giờ, đức Ðức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật bảo ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát rằng: "Thiện nam tử! Giờ ta nhập Niết bàn đã đến, giờ diệt tận đã đến, ông nên sắp đặp giường tòa. Ta trong đêm nay sẽ nhập Niết bàn".
Phật lại bảo ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát rằng: "Thiện nam tử! Ta đem Phật pháp giao phó cho ông, và các Bồ tát đại đệ tử cùng pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng đem cõi thất bảo tam thiên đại thiên, các cây báu đài báu và hàng chư thiên cung cấp hầu hạ đều giao phó cho ông.
Sau khi ta diệt độ có bao nhiêu xá lợi cũng phó chúc cho ông, nên làm cho lưu bố rộng bày các việc cúng dường, nên xây bao nhiêu nghìn tháp".
Ðức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật bảo ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát như thế rồi, vào khoảng cuối đêm nhập Niết bàn.
6. - Lúc đó, ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát thấy Phật diệt độ buồn cảm sầu khổ, luyến mộ nơi Phật, liền dùng hải thử ngạn chiên đàn làm giàn để cúng dường thân Phật mà thiêu đó.
Sau khi lửa tắt, thâu lấy xá lợi đựng trong tám muôn bốn nghìn bình báu, để xây tám muôn bốn nghìn táp, cao ba thế giớI, chưng dọn trang nghiêm thòng các phan lọng treo các linh báu.
Bấy giờ ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát lại tự nghĩ rằng: "Ta dầu làm việc cúng dường đó lòng còn chưa đủ, ta nay lại nên cúng dường xá lợi". Liền nói với các Bồ tát đại đệ tử và trời, rồng, dạ xoa v.v..., tất cả đại chúng rằng: "Các ông phải một lòng ghi nhớ, tôi nay cúng dường xá lợi của đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật". Nói xong liền ở trước tám muôn bốn nghìn tháp đốt cánh tay trăm phước trang nghiêm, mãn bảy muôn hai nghìn năm để cúng dường. Khiến vô số chúng cầu Thanh Văn, vô lượng vô số người phát tâm vô lượng chánh đẳng cháng giác, đều làm cho trụ trong "Hiện nhứt-thiết-sắc-thân tam muội".
Lúc đó, các Bồ tát, trời, người, A tu la v.v.., thấy ngài không có tay bèn sầu khổ buồn thương mà nói rằng: "Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát này là thầy chúng ta, giáo hoá chúng ta, mà nay đốt tay, thân chẳng đầy đủ. Lúc ấy, Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát ở trong đại chúng lập lời thề rằng: "Tôi bỏ hai tay ắt sẽ đặng thân sắc vàng của Phật, nếu thiệt không dối, thời khiến hai tay tôi hoàn phục, như cũ". Nói lời thề xong hai tay tự nhiên hoàn phục, đó là do phước đức trí huệ thuần hậu của Bồ tát cảm nên.
Ðương lúc đó cõi tam htiên đại thiên thế giới sáu điệu vang động, trời rưới hỏa báu, tất cả người, trời đặng việc chưa từng có.
7. - Ðức Phật bảo ngài Tú Vương Hoa Bồ tát: "Ý ông nghĩ sao ? Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát đâu phải người nào lạ, chính là Dược Vương Bồ tát đó. Ông ấy bỏ thân bố thí số nhiều vô lượng trăm nghìn muôn ức na do tha như thế. Tú Vương Hoa! Nếu người phát tâm muốn đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, có thể đốt một ngón tay nhẫn đến một ngón chưn để cúng dường pháp của Phật, hơn đem quốc thành, thê tử và cõi tam đại tam thiên: núi, rừng, sông, ao, các vật trân báu mà cúng dường.
Nếu lại có người đem bảy báu đầy cả cõi tam đại tam thiên cúng dường nơi Phật, cùng đại Bồ tát, Duyên giác và A la hán, công đức của người đó đặng, chẳng bằng người thọ trì kinh Pháp Hoa này nhẫn đến một bài kệ bốn câu, phước của người này rất nhiều .
8. - Tú Vương Hoa! Thí dụ trong các dòng nước: sông, ngòi, kinh, rạch, thời biển là lớn nhất; kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong các kinh của đức Như Lai nói rất là sâu lớn.
Lại như trong các núi non: thổ sơn, hắc sơn, núi tiểu Thiết vi, núi đại Thiết vi cùng núi báu thời núi Diệu-cao bực nhứt, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong các kinh rất lớn là bực thượng.
Lại như trong các ngôi sao, mặt trăng là bực nhất, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong nghìn muôn ức các kinh pháp là sáng.
Lại như mặt trời hay trừ các chỗ tối tăm, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, hay phá tất cả sự tối bất tiện.
Lại như trong các vua nhỏ, vua Chuyển Luân Thánh Vương rất là bực nhất, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong các kinh là bực tôn kính hơn cả.
Lại như Ðế Thích là vua trong ba mươi cõi trời, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, là vua trong các kinh. Lại như trời Ðại Phạm Thiên Vương là cha tất cả chúng sanh, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, là cha tất cả hiền thánh: bực hữu học, vô học cùng hàng pháp lòng Bồ đề.
Lại như trong tất cả các phàm phu thời bực Dự lưu, Nhứt lai, Bất lai, Vô sanh, Duyên giác, là bực nhứt, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, tất cả Như Lai nói, hoặc Bồ tát, hoặc Thanh Văn nói trong các kinh pháp là bực nhứt hơn cả, có người thọ trì được kinh điển này cũng lại như thế, ở trong tất cả chúng sanh cũng là bực nhứt.
Trong tất cả Thanh Văn cùng Duyên giác, Bồ tát là bực nhất, kinh này cũng lại như thế, trong tất cả các kinh pháp la bực nhất.
Như Phật là vua của các pháp, kinh này cũng như thế, là vua của các kinh.
9. - Tú Vương Hoa! Kinh này có thể cứu tất cả chúng sanh, kinh này có thể làm cho tất cả chúng sanh xa rời các khổ não, kinh này có thể lợi ích cho tất cả chúng sanh, đầy mãn chỗ mong cầu của chúng, như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho những người khát nước, như kẻ lạnh được lửa, như kẻ trần truồng đặng y phục, như người buôn đặng chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp ghe, như người bệnh gặp thầy thuốc, như tối đặng đèn, như nghèo đặng của báu, như dân gặp vua, như khách buôn đặng biển, như đuốc trừ tối . Kinh Pháp Hoa này có thể làm cho chúng sanh xa rời tất cả khổ, tất cả bệnh tật đau đớn, có thể mở sự trăn trói của tất cả sanh tử.
Nếu người nghe đặng kinh Pháp Hoa này, hoặc chép hoặc bảo người chép, đặng công đức, dùng trí huệ cuả Phật tính lường nhiều ít chẳng thể đặng ngằn mé đó. Nếu chép kinh sách này, dùng hoa, hương, chuỗi ngọc, hương đốt, hương bột, hương xoa, phan, lọng, y phục, các thứ đèn: đèn nến, đèn dầu, các thứ đèn dầu thơm: đèn dầu chiêm bặc, đèn dầu tu mạn na, đèn dầu ba la la, đèn dầu bà lợi sư ca, đèn dầu na bà ma lợi đem cúng dường, đặng công đức cũng là vô lượng.
10. - Tú Vương Hoa! Nếu có người nghe phẩm "Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự" này cũng đặng vô lượng vô biên công đức.
Nếu có người nữ nghe phẩm "Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự" này mà có thể thọ trì, thời sau khi dứt báo thân đàn bà đó không còn thọ lại nữa.
Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành, thời khi ở đây chết liền qua cõi An Lạc, chỗ trụ xứ của đức A Di Ðà Phật, mà sanh trên tòa báu trong hoa sen.
Chẳng còn bị lòng tham dục làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng giận dỗi, ngu si làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng kiêu mạn ganh ghét các tánh nhơ làm khổ, đặng thần thông vô sanh pháp nhẫn của Bồ tát, đặng pháp nhẫn đó thời nhãn căn thanh tịnh. Do nhãn căn thanh tịnh đó thấy bảy trăm muôn hai nghìn ức na do tha hằng hà sa các đức Phật Như Lai.
Bấy giờ, các đức Phật đồng nói khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử! Ông có thể ở trong pháp hội của đức Thích Ca Mâu Ni Phật mà thọ trì, đọc tụng, suy gẫm kinh này vì người khác nói, ông đặng công đức vô lượng vô biên, lửa chẳng đốt đặng, nước chẳng trôi đặng, công đức của ông, nghìn Phật nói chung cũng chẳng thể hết đặng. Ông nay có thể phá giặc ma, hoại quân sanh tử, các oán địch khác thảy đều trừ diệt. Thiện nam tử! Trăm nghìn các đức Phật dụng sức thần thông đồng chung thủ hộ ông, tất cả trời người trong đời không ai bằng ông. Chỉ trừ các đức Như Lai, bao nhiêu thiền định trí huệ cuả các Thanh Văn, Duyên Giác, nhẫn đế Bồ tát không có ai bằng ông.
11. - Nếu có người nghe phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự này mà tùy hỷ khen ngợi, thời người đó trong thời hiện tại trong miệng thường thoảng ra mùi thơm hoa sen xanh, trong lỗ chưn lông nơi thân, thường thoảng ra mùi thơm ngưu đầu chiên đàn, đặng công đức như đã nói ở trên.
Tú Vương Hoa! Vì thế ta đem phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự này chúc lũy cho ông. Năm trăm năm sau khi ta diệt độ phải tuyên nói lưu bố rộng truyền ở nơi cõi Diêm Phù đề, chớ để dứt mất. Chớ cho hàng ác ma, dân ma, các trờI, Rồng, Dạ xoa, Cưu bàn trà, v..v.. phá khuấy đặng.
Tú Vương Hoa! Ông phải dùng sức thần thông giữ gìn kinh nàỵ Vì sao ? Vì kinh này là món lương dược của người bịnh của cõi Diêm phù; nếu người có bịnh đặng nghe kinh này bịnh liền tiêu diệt, chẳng già, chẳng chết.
Tú Vương Hoa! Nếu ông thấy có người thọ trì kinh này, phải dùng hoa sen xanh đựng đầy hương hột rải trên người đó. Rải xong nghĩ rằng: "Người này chẳng bao lâu quyết sẽ lấy cỏ trải ngồi nơi đạo tràng, phá các quân ma, sẽ thổi ốc pháp, đánh trống pháp, độ thoát tất cả chúng sanh ra khỏi biển sanh, già, bịnh, tử.
Cho nên người cầu Phật đạo thấy có người thọ trì kinh điển này, nên phải sanh lòng cung kính như thế.
12. - Lúc đức Phật nói phẩm "Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự" này, có tám muôn bốn nghìn Bồ tát đặng pháp "Giải nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn đà la ni".
Ðức Ða Bữu Như Lai ỏ trong tháp báu khen ngài Tú Vương Hoa Bồ tát rằng: "Hay thay! Hay thay! Tú Vương Hoa! Ông thành tựu bất khả tư nghì công đức mới có thể hỏi đức Thích Ca Mâu Ni Phật việc như thế, làm vô lượng lợi ích cho tất cả chúng sanh".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét