Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

NGỮ VỰNG PHẬT HỌC ( 1 - 50 )

DANH TỪ THIỀN HỌC 
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC (1 - 50)   
    1.  A LẠI DA THỨC : Là thức thứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cả chủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứa trong đó.    
     2.  A HÀM : Bốn thứ kinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. Gồm Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.   
     3.  A LAN NHÃ : Dịch là chỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi của Tỳ kheo cư trú. 
     4.  A LAN HÁN : A La Hán là quả vị của Thanh Văn Thừa. Tiểu thừa dứt trừ kiến hoặc và tư hoặc của tam giới thì chứng được Hữu dư Niết Bàn gọi là A La Hán, dịch là Bất Lai, nghĩa là chẳng đến thọ sanh nơi tam giới nữa.   
     5.  A NẬU ĐA LA TAM NIỆU TAM BỒ ĐỀ : A Nậu Đa La dịch là vô thượng, Tam Miệu dịch là chánh đẳng, Tam Bồ Đề dịch là chánh giác. Giác ngộ cuối cùng gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.   

      6.  A TĂNG KỲ KIẾP : Là số thời gian lâu vô lượng  
      7.  A XÀ LÊ : Dịch là Thân giáo sư. Có bổn phận dạy đệ tử các thứ giới luật Tỳ kheo, từ xuất gia thọ giới, học kinh, cho đến y chỉ dạy pháp môn tu hành. 
      8.  A XÀ THẾ : Là tên của quốc vương nước Ma Kiệt Đà (thuộc An Độ). Khi Phật trụ thế, làm Thái tử nghe lời bạn ác Đề Bà Đạt Đa nhốt phụ vương và hại Phật. Sau này ăn năn đến Phật sám hối và quy y làm hộ pháp cho Phật giáo rất đắc lực 
      9.  A TỲ : Là địa ngục Vô gián, tức không có thời gian gián đoạn. Thế giới này hoại thì sang thế giới khác để chịu khổ.  
      10.  A MA LA THỨC : Tiếng Hán dịch là Vô cấu, tức là cái thức thanh tịnh vô cấu, cũng gọi là thức thứ chín.  
       11.  ẤN CHỨNG : Cũng gọi là truyền Tâm ấn. An là con dấu, chứng là chứng nhận. Tâm của trò đã ngộ rồi nhờ tâm thầy ấn chứng trò ấy đã ngộ. 
      12.  BA LOẠI THIỀN : Những pháp thiền nhằm đáp ứng ba loại căn cơ: 1. Như tu Ngũ đình tâm quán, Tứ niệm xứ quán .v.v… Gọi là Tiểu thừa Thiền. 2. Như tu Chỉ quán, Pháp giới quán, Duy thức quán v.v… Gọi là Đại thừa Thiền. 3. Tham công án thoại đầu mà phát khởi nghi tình từ nghi đến ngộ chẳng có năng quán sở quán. Gọi là Tổ Sư Thiền.  
       13.   BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO : Ba mươi bảy phẩm trợ giúp cho người tu đạo Tiểu thừa. Tức là TỨ NIỆM XỨ (Quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã), TỨ CHÁNH CẦN (Ac đã sanh nên dứt, ác chưa sanh không cho sanh, thiện chưa sanh nên sanh, thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng), TỨ THẦN TÚC (Dục thần túc là thỏa nguyện, cần thần túc là tinh tấn, tâm thần túc là chánh niệm, quán thần túc là bất loạn), NGŨ CĂN (Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn). Do năm pháp căn bản này sanh ra Thánh đạo, nên  gọi là ngũ căn, NGŨ LỰC (là lực xuất phát từ ngũ căn trên), THẤT BỒ ĐỀ PHẦN (1. Chọn pháp, 2. Tinh tấn, 3. Hỷ, 4. Khinh an, 5. Niệm, 6. Tịnh, 7. Xả), BÁT CHÁNH ĐẠO PHẦN (1. Chánh kiến, 2. Chánh tư duy, 3. Chánh ngữ, 4. Chánh nghiệp, 5. Chánh mạng, 6. Chánh tinh tấn, 7. Chánh niệm, 8. Chánh định).   
       14.  BẠCH NGHIỆP : Dù làm thiện mà chẳng cho là thiện, dù không làm ác cũng chẳng cho là không làm ác, thiện ác đều chẳng suy nghĩ, tâm chẳng phân biệt hay dở, tốt xấu v.v… như tờ giấy trắng nên gọi là bạch nghiệp. 
        15.   BÁT ĐẢO : Tám thứ chấp điên đảo. Chấp có THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH, là thật có, ấy là bốn thứ điên đảo của phàm phu; chấp không là thường, lạc, ngã, tịnh LÀ THẬT KHÔNG, ẤY LÀ BỐN THỨ ĐIÊN ĐẢO CỦA NHỊ THỪA, nói chung là bát đảo.
       16. BÁT KỈNH PHÁP : 1. Ni dù trăm hạ cũng phải lễ bái Tỳ kheo sơ hạ; 2. Không được mắng, báng Tỳ kheo; 3. Không được cử tội Tỳ kheo; 4. Ni thọ giới Cụ túc phải thọ với hai bộ Tăng (nam, nữ); 5. Ni phạm tội Tăng tàn phải sám trừ với hai bộ tăng; 6. Mỗi nữa tháng phải thỉnh cầu Tỳ kheo dạy bảo; 7. Kiết hạ an cư chẳng được cùng chung một chỗ với Tỳ kheo, cũng chẳng được quá xa chỗ ở của Tỳ kheo (đại khái cánh 500 m); 8. Giải hạ nên cầu Tỳ kheo chứng kiến ba thứ: Kiến, Văn, Nghi, để kiển thảo. Đây là điều kiện của Phật cho người nữ xuất gia.  
      17.   BÁT NHÃ : Trí huệ của tự tánh (khác với trí huệ của bộ óc) sẵn đầy đủ khắp không gian thời gian, chẳng có thiếu sót, chẳng có chướng ngại, cái dụng tự động chẳng cần tác ý, tùy cơ ứng hiện chẳng sai mảy may.
       18.    BÁT PHONG : Là được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ, vui.
       19.    BÁT XÚC : Là tám thứ cảm giác của thân: động, ngứa, nặng, nhẹ, lạnh, ấm, trơn, rít. Thực ra còn nhiều cảm giác khác như: mềm, cứng, kiến bò, điện giựt, quên thân, bay bổng v.v… đều là quá trình lúc tĩnh tọa thường có. 
      20.   BẮC CÂU LƯ CHÂU : Con người ở châu này, sanh ra liền tự lớn lên, thọ đủ ngàn năm, ăn mặc tự nhiên, phước thọ bình đẳng.
       21.    BẤT CỘNG PHÁP : Pháp chẳng chung với Tam thừa (như ý thức chẳng thể suy lường, ngôn ngữ chẳng thể diễn tả, là bất cộng pháp).  
      22.     BẤT KHẢ TƯ NGHÌ : Tự tánh vô hình vô thanh, lục căn chẳng thể tiếp xúc, ý thức chẳng thể suy lường, mà diệu dụng vô biên, nên gọi bất khả tư nghì.
       23.    BẤT NHỊ : Cũng là nghĩa vô trụ, chẳng có cái nhị của tương đối mà cũng chẳng phải là một.  
       24.   BẾ QUAN BẢO NHẬM : Bảo nhậm nghĩa là dứt trừ tập khí thế gian và xuất thế gian dần dần. Ví như nằm mơ khóc chảy nước mắt, khi tỉnh dậy vẫn cần phải lau nước mắt mới sạch được. (Nằm mơ dụ cho mê, tỉnh dậy dụ cho ngộ). Thiền tông nói : “Bất phá trùng quan bất bế quan”, là sau khi ngộ rồi muốn bảo nhậm bổn lai diện mục của tự tánh nên mới cần phải bế quan. 
       25.   BIÊN KIẾN : Chấp vào một bên của tương đối như chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn v.v… đều gọi là biên kiến. 
       26.  BÌNH THƯỜNG TÂM : Bản thể của tự tánh bình thường cùng khắp không gian thời gian, nơi phàm chẳng bớt, nơi Thánh chẳng thêm. Tâm này bình đẳng như thường, chẳng sanh chẳng diệt,chúng sanh y theo tâm này ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày nên gọi bình thường tâm là đạo vậy. 
       27.   BỐ TÁT : Là dịch âm từ tiếng Phạn, nghĩa là một hình thức hội họp. Theo giới luật nhà Phật, mỗi tháng có hai kỳ Bố tát để cử hành việc tụng giới (xưa kia, việc truyền giới cũng trong ngày Bố tát). Trước khi tụng giới phải qua việc tự kiểm thảo, vị Chủ tịch tăng thời hỏi Tăng chúng: “Trong nửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch và sám hối với chúng? “. Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúng yên lặng thì tuyên bố: “Tất cả giữ giới trong sạch”, rồi mới bắt đầu tụng giới.
       28.  BỒ ĐỀ : Bản thể tự tâm đầy khắp không gian, tất cả đều thuộc về chính mình, ngoài tâm chẳng có pháp để đắc, nên giác ngộ được cái tâm vô sở đắc tức là Bồ Đề.  
        29.   BỒ TÁT : Am tiếng Phạn là Bồ Đề Tát Đỏa, dịch là giác Hữu tình, có bổn phận khiến cho hữu tình chúng sanh đạt đến giác ngộ.  
        30.  CẢNH GIỚI : Hiện tượng sở thấy và cảm giác trong quá trình tu hành khi chưa ngộ, khi tiểu ngộ, khi đại ngộ. 
        31.  CHÁNH BIẾN TRIC : Cái biết cùng khắp thời gian không gian chẳng có năng sở đối đãi, tức là cái biết của bản thể Phật tánh, khắp thời gian thì chẳng sanh diệt, gọi là Niết Bàn;  khắp không gian thì chẳng khứ lai, gọi là Như Lai. 
       32. CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG : Tạng dụ cho kho tàng, kho này tự tánh sẳn có. Khi hiện cái dụng của chánh pháp nhãn thì theo căn cơ mà tùy duyên hóa độ mọi chúng sanh gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng.  
       33.  CHÂN ĐẾ : Chân thể của tự tánh siêu việt không gian thời gian và số lượng chẳng thể diễn tả gọi là Chân đế.  
       34. CHÂN NHƯ : Chân thật đúng như bản thể của Tự tánh. 
       35.  CHỦNG TRÍ : Chủng tử trí huệ đã sẵn có trong Tự tánh, nếu được hiện hành thì diệu dụng vô biên, cũng gọi là Nhất thiết chủng trí. 
       36.  CHUYỂN NGỮ : Là lời nói chẳng có sở trụ, chỉ có người kiến tánh mới nói được. Cũng như nói CÓ ý chẳng phải cho là CÓ, nói KHÔNG ý chẳng phải cho là KHÔNG, cho đến nói ĐÚNG ý chẳng phải cho là ĐÚNG, nói SAI ý chẳng phải cho là SAI v.v…
       37. CHỨNG NGỘ : Không cần qua bộ óc suy tư, chỉ giữ nghi tình mà bỗng nhiên phát hiện Tự tánh cùng khắp không gian thời gian, gốc nghi chợt dứt, đạt đến tự do tự tại cũng gọi là kiến tánh.     
       38. CON MUỖI TRÊN TRÂU SẮT : Là dụ cho chẳng có chỗ để mở miệng.
       39.  CỔ KÍNH : Là gương xưa, dụ cho chơn như Phật tánh. Sự chiếu soi khắp không gian thời gian nhưng không có ý niệm chiếu soi.   
       40. CÔNG ÁN : Một vụ án (chuyện tích) chẳng thể dùng bộ óc để lý giải, làm cho thiền giả cảm thấy thắc mắc mà phát khởi nghi tình, gọi là công án.
       41. CÔNG ĐỨC : Theo ý Lục Tổ giải: Công đức sẵn đầy đủ trong pháp thân, dùng công phu để phát hiện tự tánh, thì công đức tròn vẹn hiện ra. Bố thí, cúng dường là tu phước, chỉ có thể gọi là phước đức, chẳng phải công đức.
       42. CÔNG PHU : Theo một đường lối để tu tập một pháp môn, khi dụng công tu tập gọi là công phu. Như tham thiền có nghi tình tức là có công phu.
       43.  CÔNG PHU THÀNH PHIẾN : Tham thiền dụng công đề ra câu thoại đầu phát khởi nghi tình, ngày đêm 24 giờ chẳng có giây phút gián đoạn tức là công phu thành phiến, cũng gọi là đi đến thoại đầu. 
        44.  CỘNG PHÁP : Pháp chung với Nhị thừa (như có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng) và pháp chung với Đại thừa (như thấy sanh tử, Niết Bàn đều như hoa đốm trên không).
       45. CÚNG DƯỜNG : Bố thí mà chân thành cung kính là gọi là cúng dường.  
       46.  CỨ KHOẢN KẾT ÁN : Là căn cứ theo căn cơ trình độ của người học (nghi ngộ, sâu cạn, chân giả…) mà dùng các phương tiện linh động để tùy cơ quét sạch dấu tích có sở trụ của người học. 
        47. DÂY CỘT LỖ MŨI : Thiền giả lọt vào cái bẫy của Tổ sư (như đánh đập, chửi mắng …) phát nghi mãnh liệt mà tự chẳng biết, cũng như con trâu bị cột dây lỗ mũi, đi tới đi lui đều do tay của Tổ sư lôi kéo.
        48. DIỆU GIÁC : Chứng quả Phật cùng tột, tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.  
        49. DU GIÀ : Dịch nghĩa là tương ưng, tức là tương ưng với cơ, cảnh, tướng, lý, nhân, quả.v.v… Mật tông cũng gọi là Du Già Tông, Duy Thức Tông ở Ấn Độ cũng gọi là Du Già Tông.    
        50. DUYÊN GIÁC : Do quán Thập nhị nhân duyên mà giác ngộ đạo Trung thừa, gọi là Duyên Giác. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét