1. - TẬP THỞ
Ngậm miệng lại hít khí trời vô bằng lổ mũi, đem khí trời vô phổi, rồi dẫn đến rún tới đơn điền. Lúc đó cái bụng nó lớn ra trước, cái ngực nở sau không hít vô được nữa, thì nín hơi một chút xíu, năm ba giây đồng hồ rồi thở ra. Lúc thở ra bóp cái bụng vô và hà hơi ra bằng miệng. Khi thở ra hết rồi, tiếp tục hít vô như trước . Khi vừa sáng 5 giờ thì thật hành chậm rải cho đúng hơi thở
Thánh giáo Đức Lý : "Hỏi ăn chi đặng sống?. Rằng Hớp khí thanh không."
- Hít vào bụng phình ra
- Tiếp tục hít vào, ngực nở nín thở năm ba giây
- Thở ra, bụng thóp vào, ngực xẹp lại
2. - VẬN ĐỘNG TAY
A. - Đứng thẳng xuôi tay
B. - Đưa 2 tay lên trước mặt ngang tầm vai.
C. - Hai tay đánh qua đánh lại thật nhanh 24 lần.
3. - VẬN ĐỘNG CHÂN
Khi co chân nhớ rút bàn chân thẳng lên và khi ngay chân ra phải duổi bàn chân thẳng ra để lắc léo chổ mắc cá được hoạt động đều.
Tập chân mặt xong, sang chân trái, mỗi chân vận động như thế 12 lượt.
4. - VẬN ĐỘNG XƯƠNG SỐNG
Năng vận động làm cho các cơ quan bên trong được điều hòa. Quay tay lên xuống cho gần cận ngón chân cái. Cứ ngón tay bên kia gần giáp ngón chân cái bàn chân bên này. Rồi quay qua bên này, cũng phải gần giáp ngón chân cái bên kia. Mỗi bên 12 vòng hai bên là 24 vòng.
5. - VẬN ĐỘNG TRỞ TAY CHÂN
Quàng tay về phía trước ngực lên hai vai rồi ngồi xuống và đứng dậy cho đủ 12 lượt.
6. - VẬN ĐỘNG DÂY THẦN KINH CỔ
Thi hành như vậy mỗi bên 12 lượt. Chung bên mặt và bên trái 24 lượt.
7. - VẬN ĐỘNG NGỰC VÀ DÂY THẦN KINH
Cũng như Nhật Bổn lạy mặt trời, mỗi buổi sáng làm cho luân chuyển hơi trong buồng phổi và ngực.
DƯƠNG CUNG
Cách thức cũng như mình cầm dây cung dương lên đặng bắn.
Tay mặt 12 lượt. Tay trái 12 lượt.
8. - VẬN ĐỘNG CHẢ VAI VÀ GÂN CỔ
Mỗi phía 12 lượt.
Xong bên trái qua bên phải.
Giáp trạng tuyến là nơi tổ chức đầu nao của các hạch, tiết ra chất kích thích tố trong cơ thể. Kích thích tố được đầy đủ, hoạt động các cơ năng trong thân thể được điều hòa.
Dùng bàn tay mặt xoa vào phía trước trái và dùng tay trái xoa vào phía mặt. Mỗi bên 12 lượt.
VÂN ĐỘNG BỘ RẰNG
Lấy tay đánh nhẹ cho hàm răng dưới nhịp hàm răng trên 36 lượt.
Phương pháp này làm cho hai hàm răng chắc.
9. - HẤP CẶP NHÃN
Tinh thần phải mạnh dạn.
VẬN ĐỘNG KHỚP XƯƠNG ĐẦU VÀ CỔ
Bằng cách lắc lư cái đầu, từ trái qua mặt, rồi bên mặt qua bên trái 12 cái.
Đông tĩnh chuyển xây
10. - KÍCH ĐỘNG THẦN KHÍ
Vì làm việc bằng trí nhiều, dùng phương pháp này để bổ thần kinh.
A. Tư thế này lúc thực hiện có thể dùng ghế ngồi thoải mái.
B. Vổ đều khắp trán, tư thế này có thể ngồi ghế.
11. - KÍCH ĐỘNG BỘ MÁY TIÊU HÓA
Vận động này trừ được bịnh bón uất, hoặc ăn chậm tiêu hóa, lớn tuổi, cần biết rõ hiệu nghiệm, phải thi hành đúng 2 tháng thì sự tiêu hóa sẽ điều đặn.
KÍCH ĐỘNG HAI THANH CẬT
Bằng cách day tay ra phía sau lưng, cú ngay chổ eo ếch, xoa 12 cái.
Phương pháp này trừ đau lưng.
12. - HÔ HẤP CHO KHỎE RỒI NGHỈ
Phải suy nghĩ cho chơn chánh, tinh thần cho trong sạch.
Kế đến giờ Cúng, khi Cúng xong là sáng, nhớ canh giờ cho đúng.
Lưu Ý Khi Thực Hành
MƯỜI HAI BÀI TẬP KHÍ CÔNG, THỂ-DỤC, ĐẠO-DẪN
Khi luyện-tập đầu óc phải yên-tỉnh, tư-tưởng phải tập-trung vào sự luyện-tập, tránh mọi tạp-niệm. Thực-hiện 12 bài tập như một thời công-phu thiền-định.
- Cách thở (khí-công) phải đều, chậm, sâu, êm, nhẹ. Chỉ cần để ý hít dài hơi sâu xuống bụng dưới (đơn-điền) gọi là dùng ý để điều khí, còn mọi phản-ứng của cơ-thể đều để tự-nhiên. Nín thở chừng năm ba giây theo lời chỉ-dẫn của Đức Hộ-pháp là vừa với khoa luyện-tập nầy, không nên nín lâu hơn.
- Các thức Đạo-dẫn (massage/xoa-bóp) thì ít có phản-ứng nghiêm-trọng, nguyên-tắc chung khi thực-hành phải chậm-rãi, đều-đặn, nhẹ-nhàng vừa sức mình.
- Các thức thể-dục (vân-động gân cốt) : Vận-động phải khoan-thai, đừng hấp-tấp vụt-chạt. Nơi nào đang bị bệnh thì đừng tập những động-tác liên-quan đến nó, như đang bị bướu cổ thì đừng tập động-tác kích-động Giáp-trạng-tuyến, cũng như các bệnh cấp-tính thuộc gân xương thì cũng đừng tập những động-tác liên-quan đến vùng đó. Còn đối với các bệnh kinh-niên mãn-tính, đau nhức khi trở trời, thì tập rất tốt.
- Các thức vận-chuyển đốt xương cổ cần phải thực-hiện rất chậm, đều và nhẹ-nhàng đừng quá ngưỡng chịu đựng, để tránh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét